Giảo cổ lam: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

I. Những điều cần biết về giảo cổ lam

– Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum

– Tên gọi khác: Cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, ngũ diệp sâm,

– Đặc điểm:

  • Giảo cổ lam là loại cây dây leo, thân mỏng, có chiều dài các  phân đốt từ 6 – 10 cm, lá mềm toả ra như ngón tay, thông thường một cành có khoảng từ 3 – 9 lá (số lượng phổ biến vào khoảng 5 – 7 lá), sần sùi ở cả 2 mặt, màu xanh lục sậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới.
  • Quả của  khi còn non có màu trắng và khi chin có màu đen, đường kính từ 5 – 9mm, không ăn được
  • Đây là loài thực vật ưa ẩm, sinh trưởng chủ yếu ở môi trường có nhiệt độ ấm ở những vùng núi.

– Nơi phân bố: Theo các nghiên cứu, đây là loài cây mọc hoang ở những khu rừng thưa, có độ ẩm và khí hậu lạnh như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc…Tại Việt Nam, giảo cổ lam được tìm thấy nhiều ở cùng núi Fansipan thuộc tỉnh Lào Cai và núi đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình

– Phân loại: Dựa vào đặc điểm nhận dạng, các nhà khoa học đã phân giảo cổ lam thành 3 loại

  • Loại 3 lá: Thân dây lớn, không có mùi thơm. Trà vị nhạt, không đắng. Không được sử dụng làm dươc liệu bởi hoạt tính thấp.
  • Loại 5 lá: Thân dây nhỏ, mảnh. Pha trà uống có vị đắng trước, ngọt sau. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh.
  • Loại 7 lá: Không có mùi thơm đặc trưng như loại 5 lá, vị đắng nên khó uống. Loại này chưa có tài liệu nghiên cứu nên không sử dụng trong cuộc sống.
Giảo cổ lam Pù Mát
Giảo cổ lam Pù Mát

II. Công dụng và cách sử dụng

– Trước khi đi vào công dụng và cách sử dụng của cây giảo cổ lam thì chúng ta sẽ nhìn qua bảng thành phần của loài cây này:

– Thành phần chính được tìm thấy trong cây đó là flavonoid và sponin. Với hàm lượng sponin lớn, giảo cổ lam không chỉ được sử dụng điều trị trực tiếp mà còn dùng để điều chế nhiều chế phẩm đông y khác. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng đặc biệt kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình miễn dịch. Ngoài ra trong thành phần của giảo cổ lam còn ghi nhận được rất nhiều loại vitamin, chất xơ khác. Bên cạnh đó hàm lượng các khoáng
chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm được ghi nhận trong loài cây này là rất lớn.

– Những thành phần này chính là nguồn gốc cho những công dụng tuyệt đối mà giảo cổ lam mang lại cho con người và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Công dụng của Giảo cổ lam

– Thành phần tá dược và các hoạt chất cần thiết có trong cây có thể sử dụng giảo cổ lam trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị chứng bệnh huyết áp cao hay tăng sinh cholesterol trong máu, từ đó có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Điều trị các bệnh viêm thành mạc dạ dày, viêm dạ dày, hay một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch trong cơ thể, cực kì phù hợp những người có hệ miễn dịch yếu thường xuyên bị cảm ho.
  • Giúp giảm căng thẳng, tăng hiệu quả trong công việc cũng như học tập hàng ngày.
  • Thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, làm hạ đường huyết trong cơ thể.
  • Giảo cổ lam có tác dụng kích thích trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân đối với những người thừa cân, béo phì.
  • Điều trị bệnh đau đầu hay đau nửa đầu do thiếu máu lên não, kích thích tuần hoàn máu lên não.

2. Cách sử dụng giảo cổ lam

Để có tính hiệu quả cao và cải thiện bệnh một các tối đa, cách dùng cần chuẩn theo các bước sau:

a. Chế biến giảo cổ lam trước khi dùng

– Sau khi thu hái về chỉ lấy lá để sử dụng. Mặc dù đây là cây có nhiều bộ phận như rễ, dây, lá nhưng trong đó, lá là bộ phận có nhiều dưỡng chất nhất nên được dùng để nghiên cứu thành thuốc nhiều hơn.

– Sau khi cắt lấy lá thì mang đi rửa sạch rồi đem phơi khô. Thường những người thu hoạch và chế biến sẽ băm nhỏ lá đã phơi khô để dễ dàng nấu trà hoặc nghiền thành bột cho vào túi lọc.

b. Cách dùng giảo cổ lam nấu trà

Nguyên liệu bao gồm:

  • Giảo cổ lam từ 60 – 70 gram;
  • Ấm trà;
  • Nước đun sôi.

Cách pha trà:

  • Đem 60g chia làm 03 phần, mỗi lần chỉ sử dụng khoảng 20g để pha.
  • Bỏ 20g vào ấm, cho nước đã đun sôi vào.
  • Đợi đến khi thật ngấm vào nước thì có thể uống được.
  • Trà giảo cổ lam có thể uống thay nước mỗi ngày.

c. Kết hợp giảo cổ lam với xạ đen, cà gai leo

Nguyên liệu bao gồm:

  • Giảo cổ lam 30 gram;
  • Xạ đen 30 gram;
  • Cà gai leo 30g;
  • Bình giữ nhiệt;
  • Nước đun sôi 1,5 lít.

Cách nấu:

  • Đem tất cả nguyên liệu bao gồm
    bỏ vào bình giữ nhiệt;
  • Đổ 1,5 lít nước sôi vào;
  • Hãm trà trong 30 phút thì có thể sử dụng;
  • Chia thành 03 phần uống trong ngày.

Sản phẩm chế hot, được bà con mua nhiều:

Trà túi lọc Giảo cổ lam Pù Mát -Trà dược liệu túi lọc

69,000 

Công dụng cây giảo cổ lam đối với người cao huyết áp, mở máu, tim mạch:

  • Giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
  • Hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.
  • Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
  • Hỗ trợ Tăng khả năng làm việc giảm căng thẳng mệt mỏi
Đọc tiếp

Lưu ý: Giảo cổ lam là một vị thuốc hay, nhưng nó chỉ phát huy táccdụng khi đúng người và đúng thuốc. Nếu không nó có thể đưa đến những phản ứng không mong muốn.

Video công dụng Giảo Cổ Lam:

Hi vọng với những chia sẽ trong bài viết này của dược liệu Pù Mát sẽ đem đến cho người dùng những kiến thức bổ ích. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Thông tin dược liệu Pù Mát:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU PÙ MÁT
S203 Vinhomes Grand Park – Tp. Thủ Đức, TP.HCM
572 Lê Quang Định, P.1, Gò Vấp, Tp.HCM
Khối 1 – Thị trấn Con Cuông – Huyện Con Cuông – Nghệ An
☎ Điện thoại: 0938567665 – 0915.885.205
📩 Email: [email protected] ️

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm?

Hãy gọi đến nhân viên kinh doanh ngay bây giờ để được tư vấn:

Đường dây hỗ trợ miễn phí

0915885205

ĐK tư vấn